Thôn Trung Trinh thuộc xã Xuân Phương, Thị xã Sông Cầu, nằm cách Quốc lộ 1A chừng vài
trăm mét. Phía nam giáp thôn Lệ Uyên ( trong địa bàn Suối Tre), phía bắc giáp
Đèo Nại, phía tây có núi Ông Định có độ cao 305m, thấp nhất trong vùng chạy
theo hướng Bắc nam. Phía đông có dãy núi khởi đồng từ hướng bắc chạy về nam đến
cuối phình to ra như hình cột cái chài
mà chóp là hướng bắc. Núi này có tên là Hòn Giông, còn gọi là núi Đá, bìa núi
là ranh giới giữa hai thôn Lệ Uyên và Trung Trinh. Từ xa, về hướng nam trên nửa
chừng núi Ông Định phóng tầm nhìn thì Hòn Giông giống hình con rùa, mà theo
truyền thuyết địa phương thì đầu con rùa này bị chặt đứt khi người Pháp làm QL
1A, và bị chặt nhỏ băm vằm khi người Mỹ làm con đường mới bây giờ.
![]() |
Một thoáng Xuân Phương nhìn từ trên cao |
Đầu thế kỷ XX, Trung Trinh và Lệ Uyên có các vị Hán học uyên thâm thành đạt như
Đốc Trọng và Đốc Uyên. Số hộ gia đình chỉ vài trăm, sống rải rác dọc theo các
triền núi, đa phần làm muối, mùa vụ từ tháng 3 đến tháng 7. Diện tích trong
vùng có đến 187ha, có 10 lò muối hầm. Tuy vậy thu nhập chẳng là bao, nhất là những
năm mất mùa và giá muối rẻ. Một số hộ dân làm ruộng và rẫy đất thổ quanh triền
núi.
Đá Tượng là xóm đầu thôn Phú Mỹ, xã Xuân Phương. Phía đông giáp Vũng Mắm (
Phú Mỹ), phía tây giáp Trung Trinh, phía nam giáp Vịnh Xuân Đài. Dân cư ở đây
có chừng 100 hộ. Nơi này có mấy cụm đá to dọc bờ vịnh Xuân Đài. Chính những hòn
đá có hình dáng khác nhau sắp xếp lộn xộn bên bờ vịnh làm nên tên làng Đá Tượng.
Dân ở vùng này đa số làm nghề biển, có nuôi tôm hùm bằng lồng sắt dưới vịnh
sâu, một số làm muối và làm ruộng. Dọc làng Đá Tượng có nhiều lăng Ông Nam Hải.
Nhận xét&Bình luận