Làng
xóm miền Trung thuở xưa thường có nhà lá mái. Nhà có 2 tầng mái: mái dưới hay
trần, đắp đất trên sàn bằng tre hoặc gỗ. Tầng trên là khung đỡ bằng tre lợp
tranh hoặc lá. Nhà lá mái miền Trung có thể gọi là nhà Rọi, Nà Rọi, cột chôn xuống
đất. Nhà thượng nguồn Hạ Rọi thường có cột ở giữa, hoặc nhà Rường phổ biến, cột
che trên đá táng, đá tảng.
![]() |
Nhà lá mái đang ngày càng mai một bởi thời gian. |
Ông
Bùi Trần Châu, ngụ ở khu phố Long Hải Nam, Phường Xuân Phú, Thị xã Sông Cầu là
chủ nhân của một ngôi nhà lá mái còn xót lại bên Vịnh Xuân Đài. Ông là đời thứ
6 của một gia đình nề nếp, từng học Hán Nôm, nhưng ông cũng không thể hiểu bức
hành phi thư pháp khắc bằng chữ thảo đã có từ lâu đời.
Do
tác động của vật liệu mới xuất hiện ở thành thị như: bê tông, tôn, ngói mới, gạch
men… cùng với sự hiểu sai về chủ trương “xóa bỏ nhà tạm là tranh, tre, nứa” nên
chủ nhân nhanh chóng phá bỏ các mái tranh, mái đất bằng các lợp tôn, lợp ngói mới,
thay trần đất bằng trần nhựa hoặc bê tông hóa cột, trụ, tường… nền lót gạch
men, khung cửa bằng nhôm… Đồng thời mong muốn thay đổi ngôi nhà xưa sang kiến
trúc hiện đại, chủ nhân đã tháo dỡ, thay thế một số bộ phận, bán ngôi nhà của
mình đi. Vì vậy, những ngôi nhà lá mái cổ đang dần mất đi, bị thay thế bởi những
ngôi nhà hiện đại.
Kiến trúc truyền thống
phản ánh đời sống văn hóa của một cộng đồng cư dân, là cách tốt nhất để truyền
tải văn hóa đến các thế hệ mai sau. Mặc khác, kiến trúc truyền thống của những
ngôi nhà lá mái thể hiện cuộc sống hòa hợp giữa con người với tự nhiên. Cần có
chính sách bảo tồn hợp lý, như một biện pháp cấp thiết giữ gìn văn hóa cho muôn
đời sau.
Nguyễn Huệ
Nhận xét&Bình luận